• Đăng nhập
mic
  • RSS
Banner
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Phong trào - Hoạt động hội
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Đảng
    • Văn bản của Nhà nước
    • Văn bản của Hội
    • Tài liệu tuyên truyền
    • Tài liệu Dư luận xã hội
  • Phụ nữ trên các lĩnh vực
    • Gương tập thể, cá nhân điển hình
    • Gia đình - Xã hội
    • Khởi nghiệp
    • Văn hoá - Văn nghệ
    • Lao động - Việc làm
    • Giảm nghèo
    • An toàn thực phẩm
  • Giới và phát triển
  • Thư viện
    • Ảnh
    • Video
    • Lời hay ý đẹp
    • Mẹo vặt gia đình
  • Thông báo
  • Liên hệ - Góp ý
  • Phụ nữ Trà Vinh học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Thân thế và sự nghiệp của Bác
    • Các mô hình - Hoạt động
    • Kể chuyện về Bác
  • Rèn luyện phẩm chất, đạo đức Phụ nữ Việt Nam Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang
  • Nông thôn mới
  • An toàn cho phụ nữ và trẻ em
  • Giới - Vì sự tiến bộ Phụ nữ
  1. Trang chủ
  2. Phụ nữ trên các lĩnh vực
  3. An toàn thực phẩm
Thứ 2, 10/02/2020 | 10:00
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thủ tướng Chính phủ: Phải bảo vệ quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn

Đọc bài Lưu

07/02/2020

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm nêu rõ: Trong thời gian tới, phải bảo vệ quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần được tăng cường, là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục phối hợp ở mức cao với các cơ quan nhà nước trong tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm.

Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, tạo được những chuyển biến rõ rệt, tích cực, đồng bộ, đạt được những thành tích quan trọng trên toàn diện các lĩnh vực.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, biểu dương Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã hoạt động nghiêm túc, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có hiệu quả; nhiều tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương đã tập trung lãnh đạo, có chương trình, kế hoạch cụ thể về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; lãnh đạo các cấp, các ngành, nhất là chính quyền cơ sở, nhiều điển hình sản xuất, chế biến thực phẩm, bà con nông dân… đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp vẫn còn ở mức cao; hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ (trên 8 triệu hộ nông dân) đưa đến nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn; thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều, tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản vẫn cao hơn các nước trong khu vực; việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả còn hạn chế.

Trong thời gian tới, hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm phải quán triệt đầy đủ các quan điểm, định hướng sau:

Bảo vệ quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần được tăng cường, là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, mà trực tiếp là Chính phủ và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp, nhất là chính quyền cơ sở. Bảo đảm an toàn thực phẩm còn là xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt Nam và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với quốc tế.

Phải phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Trung ương ban hành thể chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn, còn địa phương trực tiếp quản lý, thanh tra, kiểm tra, chủ động điều phối nguồn lực; tăng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa bằng hình thức phù hợp; cả Trung ương và địa phương phải dành nguồn lực, trang bị phương tiện cần thiết cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Năm 2020, cần có một bước chuyển thực chất và rõ nét hơn nữa về công tác an toàn thực phẩm ở tất cả các cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 để thúc đẩy quản lý theo chuỗi, thiết lập hệ thống kiểm soát ngẫu nhiên đối với các doanh nghiệp thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, xác định mức độ an toàn của thực phẩm.

Nhân rộng chợ đầu mối thực phẩm an toàn

Các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế quản lý an toàn thực phẩm, trong đó có đánh giá, tổng kết, đề xuất sửa đổi các nội dung cần thiết sửa đổi trong Luật an toàn thực phẩm; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế và đề xuất mô hình tổ chức quản lý an toàn thực phẩm phù hợp tại các địa phương.

Thành phố Hà Nội, TPHCM, các đô thị lớn chỉ đạo làm thí điểm việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm tiêu dùng trong nước cũng như thực phẩm xuất khẩu và tiến tới nhân rộng ra cả nước.

Sớm hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất, phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối thực phẩm an toàn, thúc đẩy áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến; khẩn trương hoàn thiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tiếp tục truyền thông đầy đủ về quy trình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Đẩy nhanh việc rà soát, loại bỏ khỏi danh mục được phép sử dụng những hoạt chất, thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm an toàn, độc hại với sức khỏe và môi trường.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; quản lý chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm chức năng, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu; kiểm soát chặt chẽ quản lý kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tiếp tục dành thời lượng thỏa đáng cho công tác này, lưu ý quảng bá các mô hình, điển hình tiên tiến trong thực hiện an toàn thực phẩm.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm; tiếp tục đề cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cấp cơ sở trong bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; phải chỉ đạo đồng bộ, toàn diện trên tất cả các mặt từ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tranh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục phối hợp ở mức cao với các cơ quan nhà nước trong tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Theo Trang Web TW Hội LHPN VN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Phụ nữ các cấp: Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN CÀNG LONG RA MẮT TỔ “PHỤ NỮ KINH DOANH THỰC PHẨM SẠCH”

Tiểu Cần đồng loạt ra mắt mô hình “Hạn chế sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần”

THƯ VIỆN ẢNH
Một số hình ảnh hoạt động Hội
ẢNH HOẠT ĐỘNG HỘI
Một số hình ảnh hoạt động Hội
Hình ảnh hoạt động Hội
Một số hình hảnh Hội  LHPN tỉnh
Văn bản pháp quy
  • Tên: (Tài liệu tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng giành cho hội viên, phụ nữ)
    Ngày ban hành: (01/01/1970)
  • Số: số 1674-CV/BTGTU
    Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPNVN)
    Ngày ban hành: (16/09/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng)
    Ngày ban hành: (20/08/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9)
    Ngày ban hành: (17/08/2020)
  • Số: Số 230/KH-BTV
    Tên: (Kế hoạch tổ chức Hội thi "Chi hội trưởng giỏi" năm 2020)
    Ngày ban hành: (03/08/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Duy Trinh)
    Ngày ban hành: (09/07/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Thọ)
    Ngày ban hành: (07/07/2020)
  • Số: 223/KH-BTV
    Tên: (Kế hoạch và thể lệ hội thi "Bác Hồ với phụ nữ - Phụ nữ với Bác Hồ")
    Ngày ban hành: (22/05/2020) - Ngày hiệu lực: (22/05/2020)
Thi đua - Khen thưởng

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Trà Vinh tặng quà tết cho hội viên nghèo

Thị xã Duyên Hải bàn giao nhà mái ấm tình thương

TẶNG QUÀ TẾT CHO GIA ĐÌNH HỘI VIÊN PHỤ NỮ NEO ĐƠN, GIÀ YẾU, BỆNH TẬT

Tuyên truyền về an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021

Các cấp Hội Phụ nữ chăm lo đời sống cho hội viên, phụ nữ nhân dịp mừng Xuân Tân Sửu 2021

THƯ VIỆN VIDEO
Đang chờ cập nhật
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 270
Hôm qua : 519
Tháng 02 : 6.524
Tháng trước : 9.206
Năm 2021 : 15.730

Đơn vị chủ quản: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Trà Vinh

Giấy phép hoạt động: 01/GP-TTĐT cấp ngày 18/10/2019 bởi Sở TT&TT Trà Vinh.

Chịu trách nhiệm sản xuất: Trần Thị Bích Phượng - Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Trà Vinh.

Địa chỉ: Số 43 Lê Lợi, Phường 1, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

Điện thoại: 02943.854.846 - Fax: 02943852566

Email: webhoipntv@gmail.com

Tên miền: phunutravinh.org.vn

Back to top