• Đăng nhập
mic
  • RSS
Banner
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Phong trào - Hoạt động hội
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Đảng
    • Văn bản của Nhà nước
    • Văn bản của Hội
    • Tài liệu tuyên truyền
    • Tài liệu Dư luận xã hội
  • Phụ nữ trên các lĩnh vực
    • Gương tập thể, cá nhân điển hình
    • Gia đình - Xã hội
    • Khởi nghiệp
    • Văn hoá - Văn nghệ
    • Lao động - Việc làm
    • Giảm nghèo
    • An toàn thực phẩm
  • Giới và phát triển
  • Thư viện
    • Ảnh
    • Video
    • Lời hay ý đẹp
    • Mẹo vặt gia đình
  • Thông báo
  • Liên hệ - Góp ý
  • Phụ nữ Trà Vinh học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Thân thế và sự nghiệp của Bác
    • Các mô hình - Hoạt động
    • Kể chuyện về Bác
  • Rèn luyện phẩm chất, đạo đức Phụ nữ Việt Nam Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang
  • Nông thôn mới
  • An toàn cho phụ nữ và trẻ em
  • Giới - Vì sự tiến bộ Phụ nữ
  • Phổ biến giáo dục pháp luật
  1. Trang chủ
  2. Phụ nữ trên các lĩnh vực
  3. Lao động - Việc làm
Thứ 3, 16/11/2021 | 10:38
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sản phẩm OCOP, từng bước nâng cao thương hiệu

Chia sẻ
Đọc bài Lưu

 

Tính đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 26 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP của 16 chủ thể sản xuất là nữ. Ngày từ khi tham gia chương trình OCOP, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng khoa học - kỹ thuật cũng như đầu tư trang thiết bị vào dây chuyền sản xuất, nỗ lực cải thiện kỹ năng phát triển thị trường cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm.

Một trong những sản phẩm đạt chuẩn OCOP nổi tiếng của làng nghề truyền thống Bánh tét là của cơ sở sản xuất 9 Di, ấp Hòa Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành được xếp hạng 3 sao đầu năm 2021, đây là tín hiệu vui từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường. Bà Thạch Thị Di, chủ cơ sở sản xuất Bánh tét 9 Di cho biết: Ngay sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, cơ sở tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ trên mạng xã hội. Đến nay, sản phẩm bánh tét có mặt thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu tăng gấp đôi so với khi chưa có công nhận. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên cơ sở gặp không ít khó khăn, tuy số lượng sản xuất giảm trong thời gian giãn cách xã hội nhưng hàng tuần cơ sở vẫn nhận được các đơn đặt hàng của khách hàng ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, cơ sở chủ động xe tải vận chuyển bánh tét giao cho khách hàng nên giảm chi phí, thị trường tiêu thụ khá ổn định. Chương trình OCOP đã mang lại giá trị tích cực góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm của cơ sở. Từ thành công đó, bà Di đã không ngừng cải tiến, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bánh. Ngoài nguyên liệu gói bánh gia truyền như gạo nếp, chuối, đậu xanh, thịt, bà Di còn cải bổ sung nguyên liệu nhân như trứng vịt muối, lạp xưởng và các phẩm màu tự nhiên như lá cẩm, lá ngót, dầu gấc… tạo màu bánh ngũ sắc để đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Trung bình cơ sở sản xuất từ 400 - 500 đòn bánh/ngày, giá bán từ 60.000 - 70.000 đồng/đòn, lợi nhuận 01 triệu đồng/ngày, giải quyết việc làm 10 lao động/ngày, thu nhập 200.000 đồng/người/ngày. Để sản phẩm bánh tét ngày càng tiến xa thị trường hơn nữa, thời gian tới, cơ sở tiếp tục đầu tư trang thiết bị dây chuyên sản xuất như máy vo và trộn nếp, máy xào nhân,… và cải tiến mẫu mã bao bì để làm quà biếu, quà tặng từng bước đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đặc biệt, với sản phẩm Bánh tráng sữa nước cốt dừa của cơ sở sản xuất Tám Hiền, ấp Chà Và, Xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang được xếp hạng 3 sao. Với vị thơm nồng của sữa đặc, vị béo ngậy của nước cốt dừa trong từng chiếc bánh hòa cùng vị mè rang thơm nức đã tạo nên một cảm giác lạ mà ngon, đậm đà hương vị khó lòng bỏ qua, ai đã dùng một lần rồi nhớ mãi. Theo bà Trần Thị Hiền, chủ cơ sở sản xuất bánh tráng sữa nước cốt dừa, do là nghề gia truyền nên khâu chọn nguyên liệu khá khắc khe, nhất là gạo dùng là loại gạo sỏi đặc biệt, cùng với nguyên liệu dừa cơm dày, xay nhỏ vắt lấy cốt cho vào gạo rồi say nhuyễn thành bột. Sau đó đem tráng bánh sau cho tròn và độ dày mỏng đều nhau, rồi đem phơi trên những tấm vĩ được làm bằng sóng lá dừa nước. Hương vị bánh tráng sữa nước cốt dừa của cơ sở là công thức gia truyền có từ hơn 40 năm qua, sau nhiều năm tiếp cận thị trường hiện nay đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Niềm vui lớn nhất của cơ sở lần này, việc được chứng nhận sản phẩm OCOP là dấu mốc quan trọng giúp sản phẩm của cơ sở nâng cao uy tín trên thị trường. Đây là thành công bước đầu của cơ sở sau hơn nhiều năm phấn đấu và đã đứng vững trên thị trường nội địa và hướng vươn xa thị trường thế giới trong tương lai gần với sản phẩm uy tín và chất lượng mà cơ sở luôn đặt lên hàng đầu. Phát huy lợi thế, thời gian qua, bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị máy mới như máy ép nước cốt dừa thủy lực, máy hút chất không nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng gia tăng của khách hàng, cơ sở không ngừng thúc đẩy quảng bá, mở rộng thị trường.

Để có được chiếc bánh tráng sữa nước cốt dừa thơm ngon như thế là cả quá trình thực hiện đầy vất vả. Từ chọn nguyên liệu tốt, chất lượng để vị bánh thơm ngon thì khâu cán bánh đòi hỏi người phối hợp phải thật khéo tay và cả niềm đam mê trong đó để bánh vừa tròn đẹp, không dầy, không mỏng, kích thước bánh bằng nhau, đều từng hiếc bánh khi nướng hoặc chiên bánh chín đều, vàng ươm hấp dẫn. Hàng năm cơ sở sản xuất 63.000 bánh (31,5 tấn bánh) cung cấp thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên số lượng sản xuất bánh tại cơ sở giảm 50% so với trước, bình quân cơ sở cung cấp cho thị trường khoảng 200 - 300 bánh tráng/ngày, chủ yếu là thị trường các tỉnh Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Thạch Thị Di (trái) chủ cơ sở sản xuất Bánh tét.

Bà Trần Thị Hiền. chủ cơ sở sản xuất Bánh tráng nước cốt dừa

 

Bài, ảnh: MỸ NHÂN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Hỗ trợ giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19

Đầu ra nông sản ở Trà Vinh bấp bênh do dịch bệnh

Dịch vụ ăn uống, giải khát gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Phụ nữ xã Phước Hưng tích cực chăm lo phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ hội viên khó khăn

Hội Phụ nữ xã Đôn Châu phối hợp tư vấn việc làm cho lao động nữ

Phụ nữ xã Nhị Trường với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm lao động nhàn rỗi

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TỔ HỢP TÁC ĐAN ĐÁT ẤP GIỒNG ĐÌNH, XÃ ĐẠI AN

Trồng màu trên đất lúa theo mô hình kinh tế hợp tác

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Long Sơn với nhiều mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thuận Hòa với nhiều mô hình Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

TỔ CHỨC RA MẮT HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ LONG THỚI

Vận động hội viên phụ nữ tham gia mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã

THƯ VIỆN ẢNH
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HỘI NHIỆM KỲ 2016-2021
Một số hình ảnh hoạt động Hội
ẢNH HOẠT ĐỘNG HỘI
Một số hình ảnh hoạt động Hội
Hình ảnh hoạt động Hội
Văn bản pháp quy
  • Tên: (Tài liệu tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng giành cho hội viên, phụ nữ)
    Ngày ban hành: (01/01/1970)
  • Tên: (Tài liệu sinh hoạt hội viên về Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027)
    Ngày ban hành: (03/06/2022)
  • Số: Số 23/HD-BTV
    Tên: (Hướng dẫn Giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19)
    Ngày ban hành: (15/09/2021) - Ngày hiệu lực: (06/09/2021)
  • Số: số 1674-CV/BTGTU
    Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPNVN)
    Ngày ban hành: (16/09/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng)
    Ngày ban hành: (20/08/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9)
    Ngày ban hành: (17/08/2020)
  • Số: Số 230/KH-BTV
    Tên: (Kế hoạch tổ chức Hội thi "Chi hội trưởng giỏi" năm 2020)
    Ngày ban hành: (03/08/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Duy Trinh)
    Ngày ban hành: (09/07/2020)
Thi đua - Khen thưởng

Bàn giao nhà Mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn về nhà ở

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm cho hội viên, phụ nữ

Truyền thông trợ giúp pháp lý - Phụ nữ với pháp luật

Ra mắt Câu lạc bộ “Khu dân cư tự quản về môi trường”

HỘI LHPN HUYỆN TRÀ CÚ HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI

THƯ VIỆN VIDEO
Đang chờ cập nhật
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 9
Hôm nay : 95
Hôm qua : 173
Tháng 07 : 95
Tháng trước : 5.709
Năm 2022 : 44.052

Đơn vị chủ quản: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Trà Vinh

Giấy phép hoạt động: 01/GP-TTĐT cấp ngày 18/10/2019 bởi Sở TT&TT Trà Vinh

Chịu trách nhiệm sản xuất: Kiên Thị Minh Nguyệt - Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Trà Vinh

Địa chỉ: Số 43 Lê Lợi, Phường 1, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

Điện thoại: 02943.854.846 - Fax: 02943852566

Email: webhoipntv@gmail.com

Tên miền: phunutravinh.org.vn

Back to top