• Đăng nhập
mic
  • RSS
Banner
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Phong trào - Hoạt động hội
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản của Đảng
    • Văn bản của Nhà nước
    • Văn bản của Hội
    • Tài liệu tuyên truyền
    • Tài liệu Dư luận xã hội
  • Phụ nữ trên các lĩnh vực
    • Gương tập thể, cá nhân điển hình
    • Gia đình - Xã hội
    • Khởi nghiệp
    • Văn hoá - Văn nghệ
    • Lao động - Việc làm
    • Giảm nghèo
    • An toàn thực phẩm
  • Giới và phát triển
  • Thư viện
    • Ảnh
    • Video
    • Lời hay ý đẹp
    • Mẹo vặt gia đình
  • Thông báo
  • Liên hệ - Góp ý
  • Phụ nữ Trà Vinh học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Thân thế và sự nghiệp của Bác
    • Các mô hình - Hoạt động
    • Kể chuyện về Bác
  • Rèn luyện phẩm chất, đạo đức Phụ nữ Việt Nam Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang
  • Nông thôn mới
  • An toàn cho phụ nữ và trẻ em
  • Giới - Vì sự tiến bộ Phụ nữ
  1. Trang chủ
  2. Phụ nữ trên các lĩnh vực
  3. Văn hoá - Văn nghệ
Thứ 6, 18/09/2020 | 08:48
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nguồn gốc của Áo dài Việt Nam (phần 1)

Đọc bài Lưu

Khi nói đến trang phục Việt Nam, đương nhiên chúng ta phải đề cập đến cái áo dài Việt. Cổng TTĐT Hội LHPN Việt Nam giới thiệu nghiên cứu của Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách về nguồn gốc Áo dài Việt Nam.

Áo dài tứ thân khoác vạt sang bên phải đầu thế kỷ 20 (ảnh tư liệu)

Không trưởng thành ở Việt Nam nhưng nhà nghiên cứu Trịnh Bách lại có tình yêu và sự am hiểu về văn hóa truyền thống quê hương rất sâu sắc. Trở về Việt Nam nhiều năm nay, ông dành phần lớn thời gian để nghiên cứu về các giá trị văn hóa của đất nước. Trong đó có các nghiên cứu kỳ công về nguồn gốc của Áo dài Việt Nam.

Việt Nam tọa lạc giữa hai nền văn hóa đồ sộ của thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ. Từ văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật... chúng ta ít nhiều cũng bị ảnh hường của hai nền văn hóa này.

Khi nói đến trang phục Việt Nam, đương nhiên chúng ta phải đề cập đến cái áo dài Việt. Và áo dài Việt Nam được biết đến dưới 2 dạng, bốn thân (vẫn được quen gọi theo tiếng Hán Việt là áo tứ thân) và năm thân, hay còn gọi là năm tà. Áo tứ thân không có khuy cài, và mở dọc ở giữa 2 vạt trước. Áo năm thân với vạt cài nút sang một bên, từ vài thập niên nay được cải tiến thành 2 thân, nhưng vẫn mang dạng 5 thân.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách trao đổi tại Hội thảo "Áo dài Việt Nam:

 Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc" do HỘi LHPNVN tổ chức ngày 16/6/2020.

Áo dài tứ thân truyền thống nâu sồng mộc mạc với yếm, váy của phụ nữ nông thôn Bắc bộ đã không còn được thông dụng từ mấy chục năm nay. Bây giờ nó chỉ còn được nhìn thấy ở dạng cải biên, mầu mè, qua nghệ thuật trình diễn.

Áo dài tứ thân là áo dạng 'Trực lĩnh' (mở dọc ở giữa thân trước) có tay ngắn, hẹp. Theo sách 'Tam tài đồ hội' của triều Minh thì loại áo này được triều vua Tần Nhị thế (230-207 TCN) bên Trung Hoa đặt thêm vào hệ thống triều phục, gọi là áo 'Bối tử'.

Theo quy tắc xưa, tay áo ngắn (chữ Hán là đoản tụ) là tay áo dài đến cổ tay. Tay áo dài (trường tụ) là tay áo khi rũ xuống dài bằng gấu áo, và thường là tay rộng.

Áo tứ thân của phụ nữ thôn quê Bắc bộ xưa. Bên trái: thắt vạt (ảnh tư liệu). Bên phải: buông vạt (ảnh Manhhai)

Áo tứ thân hẹp tay gọi chung là áo 'trách tụ' (nghĩa là tay chẽn), như 'Bối tử trách tụ', 'Đối khâm trách tụ' (đối vạt, hẹp tay)… Sang đời Nguyên (1271-1368) dạng áo tứ thân tay hẹp này trở thành trang phục rất phổ thông của nữ giới, được gọi là 'Khuyết khóa trách tụ' (hẹp tay, mở trước ngực). Theo như các tranh vẽ còn sót lại thì cho đến lúc đó vạt áo vẫn còn dài đến gót chân. Trong tranh vẽ thời Minh (1368-1644) thì vạt áo đã ngắn như vạt áo dài tứ thân của Việt Nam.

Áo dài tứ thân thời cổ của Trung Hoa rất giống áo dài tứ thân ở Việt Nam, cả về hình dạng lẫn cách mặc, ví dụ như cùng mặc với váy. Nhưng phụ nữ thôn quê Việt Nam có vạt áo ngắn hơn để tiện việc lao động. Và khác với áo tứ thân không có cổ bên phương Bắc, áo dài tứ thân ở Việt Nam về sau có thêm cái cổ đứng (cổ xây) theo phong tục dấu tóc che cổ của người Việt.

Vì được tạo ra ở nước Tần, áo dài tứ thân không thể là sản vật của Việt Nam. Nhưng loại áo này có thể đã hiện hữu ở Việt Nam từ rất lâu, chắc phải đâu đó trong thiên niên kỷ Bắc thuộc, và không thể sau thời Đường (618-907). Vì trong các cuộc chiến tranh dành tự chủ ở nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất; và trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh sau đó, người Việt không thể dễ dàng tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa của bên đối nghịch.

Dựa theo sách An Nam Chí Lược viết năm 1335 của tác giả Lê Tắc, thì khi vua Nam Tống lại muốn xua quân sang đánh Việt Nam để trả hận cho cuộc Bắc phạt của Lý Thường Kiệt, thi hào Tô Đông Pha đã buông lời can ngăn. Trong đó ông nhắc đến việc nếu không có lần ra quân của Mã Viện, thì dân chín quận (tức người Việt) vẫn khoác vạt áo về bên trái (tả nhậm). Nghĩa là cho đến thời Hai Bà Trưng dân mình vẫn khoác vạt áo sang bên trái. Đến sau lần xâm lược của Mã Viện thời Đông Hán năm 43 thì người Việt mới bị ép khoác vạt áo sang phải (hữu nhậm) theo phong tục của Trung Hoa. Và vì Tô Đông Pha nói việc khoác vạt áo sang trái đó là của dân chín quận, cho nên loại áo khoác vạt được nhắc đến phải là loại áo phổ thông của đại chúng.

Ngày xưa trước thời Đường khuy cài áo chưa được phát minh, người ta khép một vạt áo sang phủ lên vạt bên kia cho kín, rồi cố định bằng dây thắt lưng vải. Cho đến giữa thế kỷ 20 phụ nữ nông thôn Bắc Bộ vẫn còn giữ được cái dạng áo tứ thân không có khuy cài nguyên sơ đó. Và họ vẫn thường khoác vạt áo bên phải phủ lên vạt bên trái, rồi quấn dây lưng vải quanh bụng để giữ hai vạt lại với nhau.

Chuyện khoác vạt áo sang phải hay trái rất quan trọng trong quan niệm cổ của người Trung Hoa. Sách 'Tư trị Thông giám' của Tư Mã Quang có kể chuyện thời Chiến Quốc (476-221 TCN), vua Vũ Linh Vương nước Triệu bắt chước loại binh phục áo mặc với quần của người Hồ ở Tây Vực để kỵ binh nước Triệu mặc cho tiện trong việc cưỡi ngựa bắn cung. Áo của người Hồ khoác vạt về bên trái. Vua Triệu phải "văn minh hóa" loại áo này bằng cách đổi cho khoác vạt áo sang bên phải. Người Trung Nguyên vẫn gọi người Hồ là "loài tả nhậm", nghĩa là "loài vạt áo trái".

Đây cũng là lần đầu tiên người Trung Nguyên biết đến việc mặc quần, mà chữ Hán xưa viết là 'Khố' (trong khi đó Quần chữ Hán có nghĩa là váy). Việc mặc quần tuy thế vẫn bị người Trung Hoa thời cổ xem là thiếu văn minh, chỉ dành cho quân lính và giới nô tỳ. Câu ngạn ngữ "Hồ phục kỵ xạ", nghĩa là "y phục người Hồ cưỡi ngựa bắn cung" (hàm ý cái quần) ám chỉ điều đáng khinh bỉ. Dân Hán tộc luôn mặc váy với các loại lễ phục. Và điều này chỉ thay đổi khi người Mãn Châu chiếm được Trung Hoa.

Áo bối tử tứ thân được nới tay rộng và dài ra dưới thời Tống (1127-1279), thành áo 'Trường tụ bối tử'. Rồi được cải biên thêm ở thời Minh (1368-1644) với cổ áo hình chữ nhật có cạnh dưới cắt thẳng ngang, và được gọi là áo 'Phi phong'. Dưới thời Thanh người Hán vẫn mặc áo Phi phong nhưng người Mãn Châu không mặc áo này. 

Trái: Áo phi phong bối tử, tranh vẽ thời Thanh (Bảo tàng Boston Fine Arts); Phải: Hình vẽ áo phi phong bối tử trong sách Tam tài đồ hội. Phần dịch chú thích của sách: Tức là (áo) phi phong ngày nay. Theo Thực lục, vua Tần Nhị Thế ban chiếu quy định rằng ngoài triều phục nay thêm áo Bối tử. Quy chế như sau: Tay áo ngắn hơn tay của sam (tức áo đơn/áo lót). Thân áo dài bằng sam nhưng rộng hơn. Đến đời Tống thì tay áo dài bằng váy và rộng hơn của sam.

Trong khi đó áo Phi phong được triều đình Việt Nam các thời Lê, Nguyễn sử dụng. Và người Việt gọi nôm na áo này là áo 'Nhật bình' hay áo 'Mệnh phụ'. Hiện nay ở Việt Nam áo Mệnh phụ chỉ còn được dùng làm áo cưới của cô dâu ở. Và các tăng, ni Phật giáo ở nước ta cũng mặc áo Nhật bình. Nhưng áo mệnh phụ tứ thân bây giờ mặc với quần theo phong cách của triều Nguyễn, chứ không mặc với váy như áo dài tứ thân tay hẹp dân dã ngày xưa.

(còn tiếp)

Theo Trang Thông tin điện tử TW Hội LHPN Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

TRÀ CÚ TỔ CHỨC GIAO LƯU CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ NỮ

Bài thơ ơn người đi trước

CĐCS Hội LHPN tỉnh tổ chức hoạt động Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Lễ Tuyên dương vận động viên Huỳnh Như đạt thành tích xuất sắc môn bóng đá nữ tại SeaGames 30 năm 2019

THƯ VIỆN ẢNH
Một số hình ảnh hoạt động Hội
ẢNH HOẠT ĐỘNG HỘI
Một số hình ảnh hoạt động Hội
Hình ảnh hoạt động Hội
Một số hình hảnh Hội  LHPN tỉnh
Văn bản pháp quy
  • Tên: (Tài liệu tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng giành cho hội viên, phụ nữ)
    Ngày ban hành: (01/01/1970)
  • Số: số 1674-CV/BTGTU
    Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPNVN)
    Ngày ban hành: (16/09/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng)
    Ngày ban hành: (20/08/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9)
    Ngày ban hành: (17/08/2020)
  • Số: Số 230/KH-BTV
    Tên: (Kế hoạch tổ chức Hội thi "Chi hội trưởng giỏi" năm 2020)
    Ngày ban hành: (03/08/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Duy Trinh)
    Ngày ban hành: (09/07/2020)
  • Tên: (Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Thọ)
    Ngày ban hành: (07/07/2020)
  • Số: 223/KH-BTV
    Tên: (Kế hoạch và thể lệ hội thi "Bác Hồ với phụ nữ - Phụ nữ với Bác Hồ")
    Ngày ban hành: (22/05/2020) - Ngày hiệu lực: (22/05/2020)
Thi đua - Khen thưởng

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ XÃ ĐẠI PHƯỚC LẦN THỨ XIV NHIỆM KỲ 2021-2026

Trồng màu trên đất lúa theo mô hình kinh tế hợp tác

Hội LHPN tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cho các nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Những đóng góp của phụ nữ và vai trò của tổ chức Hội trong tham gia công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Lễ Khánh thành cầu Rạch Lá, xã Trường Long Hòa

THƯ VIỆN VIDEO
Đang chờ cập nhật
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 33
Hôm qua : 435
Tháng 04 : 5.373
Tháng trước : 19.375
Năm 2021 : 41.609

Đơn vị chủ quản: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Trà Vinh

Giấy phép hoạt động: 01/GP-TTĐT cấp ngày 18/10/2019 bởi Sở TT&TT Trà Vinh.

Chịu trách nhiệm sản xuất: Trần Thị Bích Phượng - Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Trà Vinh.

Địa chỉ: Số 43 Lê Lợi, Phường 1, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

Điện thoại: 02943.854.846 - Fax: 02943852566

Email: webhoipntv@gmail.com

Tên miền: phunutravinh.org.vn

Back to top