NHỮNG TẤM GƯƠNG PHỤ NỮ DÂN TỘC KHMER TIÊU BIỂU VỚI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Xác định công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội. Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Dự án Hội Làm vườn huyện tổ chức các lớp tập huấn, chia sẽ kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phụ nữ xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp nhằm giúp phụ nữ phát huy nội lực, vươn lên trở thành những điểm sáng, những gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế phát triển kinh tế gia đình góp phần xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương. Chị Sô Đây - ấp Sóc Ruộng xã Hòa Tân là một trong những gương phụ nữ dân tộc khmer vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng sản phẩm chủ lực tại địa phương là trái dừa sáp. Không ngừng phát triển sản phẩm mứt dừa sáp đường phèn chị đã mạnh dạng đem đông lạnh bóc vỏ ép chân không và bán ra bên ngoài thị trường. Hiện nay, thu nhập của gia đình khoản 25.000.000đ/tháng (từ mứt dừa và dừa đông lạnh giá bán dao động từ 300.000đ – 320.000đ/kg và dừa đông lạnh là từ 120.000đ-150.000đ/trái). Thấy được hiệu quả đó, đầu năm 2024, Hội LHPN vận chị và một số hội viên có chung ý tưởng làm các sản phẩm từ dừa sáp để thành lập Tổ hợp tác “Sản phẩm chế biến từ dừa sáp” có 5 thành viên tham gia và bầu chị làm tổ trưởng tổ hợp tác. Song song đó, Hội hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và hướng dẫn xây dựng hồ sơ công nhận OCOP cho các sản phẩm của thành viên Tổ hợp tác như: nước màu dừa sáp, mứt dừa sáp, dừa sáp trái đông lạnh.
Chị Kim Thị Sô Đây - ấp Sóc Ruộng xã Hòa Tân Mô hình sản phẩm từ dừa sáp
Một gương điển hình khác là chị Thạch Thị Thia Ri - ấp 4 xã Phong Phú với mô hình “Trồng sen trên ruộng lúa kém hiệu quả”. Từ năm 2022 đến nay, chị đã chuyển đổi từ đất trồng lúa xen canh sang trồng sen lấy ngó trên ruộng lúa nhằm tăng thu nhập, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Với diện tích 05 công ruộng chị đã đi tìm giống và cách trồng sen đạt hiệu quả, hiện nay thu nhập trung bình 02 ngày từ 25-30kg sen, giá bán ra 50.000đ/kg, mỗi tháng gia đình thu nhập khoản hơn 10 triệu đồng. Ngoài việc thu nhập từ ngó sen chị còn có thu nhập từ bán bông sen tươi và hạt sen. Chị Thia Ri chia sẽ việc trồng sen trên ruộng lúa thời gian ngắn hơn làm lúa, vốn đầu tư và công chăm sóc ít, dể tìm đầu ra cho sản phẩm. Chị đã truyền kinh nghiệm lại cho các chị cùng ý tưởng, hiện chị cũng được bầu làm tổ trưởng Tổ hợp tác Trồng sen tại ấp 4 - xã Phong Phú với 6 thành viên là phụ nữ dân tộc khmer tham gia cùng mục tiêu phát triển kinh tế.
Chị Thạch Thị Thia Ri – với mô hình Trồng sen trên ruộng lúa kém hiệu quả
Thông qua tổ hợp tác do các chị quản lý đã hỗ trợ các thành viên học hỏi kinh nghiệm, kết nối được đầu ra sản phẩm tăng thu nhập kinh tế gia đình.
Trong thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp với các ngành, tranh thủ nguồn lực để vận động hội viên phụ nữ trong huyện nhất là phụ nữ dân tộc Khmer mạng dạn hơn nữa tham gia các hoạt động, các mô hình phát triển kinh tế giúp tăng thu nhập gia đình nâng cao đời sống góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương.
Đặng Thị Bích Như -UV.TV Hội LHPN huyện Cầu Kè